Thoái hóa khớp: dùng thuốc gì?

6 Tháng Sáu, 2019
Thoái hóa khớp: dùng thuốc gì?
10.0 trên 10 được 1 bình chọn

Thoái hóa khớp: dùng thuốc gì?

SKĐS – Chọn, dùng đúng thuốc điều trị thoái hóa khớp thì mới giảm được các triệu chứng, ổn định hoạt động của khớp lâu dài, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn, dùng đúng thuốc điều trị thoái hóa khớp thì mới giảm được các triệu chứng, ổn định hoạt động của khớp lâu dài, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp dạng thấp, loãng xương, một số bệnh khớp khác đều gây ra thoái hóa khớp, làm cho các tổ chức sụn bị hư hỏng, các chất bôi trơn khớp sụt giảm về số lượng, độ nhớt, khớp bị cứng khô gây đau đớn, vận động khớp (đi lại, đứng lên ngồi xuống, lao động) khó khăn, phát ra tiếng kêu lạo xạo. Thuốc điều trị thoái hóa khớp có chức năng tạo ra các tổ chức sụn, hoạt dịch và bảo vệ các tổ chức này. Có nhiều thuốc được nghiên cứu nhưng chỉ có ba chất chính glucosamin, chondroitin, hyaluronat, được FDA, EMA công nhận có đầy đủ các chức năng này.

Glucosamin (sulfat)

Từ glucose, cơ thể sinh tổng hợp ra glucosamin (một aminomonosachraid) trong các mô. Glucosamin được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra proteoglycan, rồi từ proteoglycan mà tạo ra mô sụn.Trong các khớp bị viêm, lớp mô sợi của bao khớp và màng hoạt dịch làm giảm sự khuếch tán glucose vào mô sụn, hơn nửa sự viêm ở khớp làm cho việc tiêu thụ glucose bị giới hạn; do đó xảy ra sự thiếu hụt glucosamin. Dùng glucosamin sulfat có nghĩa là đưa glucosamin từ bên ngoài vào bù đắp cho sự thiếu hụt glucosamin nội sinh.

Glucosamin có ái lực đặc biệt với mô sụn, kích thích tế bào sụn ở đầu khớp sản xuất ra proteopolycan ở các vị trí mô sụn bị hư hỏng cần phải sửa chữa mà không tác dụng ở phần sụn khớp còn lành lặn. Thêm nữa, glucosamin còn ức chế collagenase, phospholinase, stromelysin (các enzyme tiêu hủy protein), giảm suferoxid (các gốc tự do gây phá hủy sụn khớp). Ngoài ra, glucosamin còn cải thiện sự thu nhận canxi vào xương, chống sự thoái hóa sụn xương, tăng sản xuất, cải thiện độ nhớt của hoạt dịch, giảm sự khô cứng khớp. Như vậy, glucosamin tác dụng đến quá trình bệnh sinh của thoái hóa xương khớp cấp, mạn, cải thiện chức năng khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Glucosamin cải thiện được tình trạng sụn, hoạt dịch chứ không chỉ làm đỡ viêm giảm đau như kháng viêm không steroid (NSAIDs), không có tác dụng không mong muốn, chỉ gây dị ứng nhẹ trong khi NSAIDs có nhiều tác dụng không mong muốn đặc biệt là gây viêm loét đường tiêu hóa. Ngay trong việc giảm đau viêm, nếu dùng cùng thời gian như nhau thì glucosamin có hiệu lực bằng NSAIDs; nếu dùng kéo dài, hiệu lực glucosamin bền vững hơn trong khi hiệu lực của NSAIDs không tăng lên mà các tác dụng không mong muốn nặng hơn. Glucosamin làm tăng sản xuất, cải thiện độ nhớt hoạt dịch nên làm cho khớp đỡ tiếng kêu lạo xạo, hoạt động khớp có hiệu quả trong khi NSAIDs không có tác dụng này.

Gần đây, một số nghiên cứu cho rằng dùng glucosamin quá liều có thể gây tổn hại tế bào tuyến tụy, tăng nguy cơ phát triển tiểu đường, song cũng có nghiên cứu chứng minh glucosamin không gây ra các tác dụng không mong muốn này.

Có thể dùng glucosamin cho tất cả các bệnh thoái hóa khớp bao gồm: thoái hóa nguyên phát, thứ phát như: thoái hóa khớp gối, háng, cột sống, vai, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương, teo khớp, viêm khớp mạn, cấp. Chỉ không dùng khi người bệnh dị ứng nặng với glucosamin nhưng ít gặp.

Liều khuyến cáo glucosamin tới 1.500mg/ngày, dùng từng đợt trong cả năm, có thể dùng nhiều năm. Thường dùng loại uống, viên nang 250mg hay dạng túi pha vào nước để uống, với liều như nhau (tính theo mg) uống trước bữa ăn 15 phút.

Với bệnh nặng: đợt tấn công: dùng một lần 2 viên x 3 lần/ngày trong ít nhất 8 tuần. Sau đó dùng liều duy trì mỗi lần 2 viên x 2 lần/ngày trong 3 – 4 tháng.
Với bệnh vừa nhẹ: đợt tấn công chỉ dùng ít nhất 6 tuần, mỗi lần 2 viên và mỗi ngày 2 lần. Sau đó dùng liều duy trì mỗi lần 2 viên x 2 lần/ngày trong 3 – 4 tháng.

Hiệu lực thấy rõ trong vòng 1 tuần đầu. Trước đó, nếu cần giảm viêm, đau ngay có thể dùng NSAIDs (chữa triệu chứng) sau đó ngừng NSAIDs rồi dùng glucosamin. Sự thiếu hụt glucosamin nội sinh là trường diễn. Việc bổ sung glucosamin lâu dài là cần thiết. Sau đợt điều trị 3 – 4 tháng, cần chủ động điều trị nhắc lại trong mỗi 6 tháng một đợt như thế (hay sớm hơn) mà không cần chờ đến lúc tái xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp.

Chondroitin sulfat

Chondroitin là glycosaminoglycan (GAG) bao gồm một chuỗi xen kẽ các loại đường (N-acetylgalactosamin và acid glucuronic); ở dạng gắn với protein như một phần của một proteoglycan. Chondroitin vốn có trong hầu hết các mô.

Mất chondroitin từ sụn là nguyên nhân chính gây ra viêm, thoái khóa khớp. Dùng chondroitin là đưa chondroitin từ ngoài vào thay cho loại nội sinh bị thiếu hụt.

Hiệu quả chondroitin trong viêm khớp là kết quả của một số phản ứng bao gồm cả hoạt động chống viêm, kích thích sự tổng hợp proteoglycan, hyaluronic acid, do đó có vai trò tạo sụn; làm giảm sự lão hóa tế bào của sụn, ức chế sự tổng hợp của các enzyme proteolytic, nitric oxid và các chất khác (vốn là những chất góp phần vào cơ chế tổng hợp gây thiệt hại, gây chết sụn khớp), do đó có vai trò bảo vệ sụn, khớp. Trong thoái hóa khớp, chondroitin làm tăng tính vững bền collagen nội bào, duy trì tính co giãn của mô liên kết, giữ vững tính chất đàn hồi của sụn, kích thích sản xuất proteoglycan, thành phần thiết yếu tạo nên sụn, dẫn các chất dinh dưỡng đến nuôi sụn, chống thoái hóa sụn.

Vốn là chất nội sinh nên hầu như chondroitin không độc kể cả khi dùng lâu dài. Hiếm gặp các phản ứng nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa nổi mày đay. Trường hợp dùng quá liều có thể bị đau khớp chân khi di chuyển, rụng tóc, nhức đầu, nôn song ngừng thuốc sẽ hết. Khi dùng chung với các thuốc kháng tập kết tiểu cầu, chondroitin sulfat làm tăng hiệu lực của các thuốc kháng tập kết tiểu cầu (có thể gây nên và kéo dài thời gian chảy máu).

Chondroitin có thể dùng cho tất cả các loại viêm, thoái khóa khớp bao gồm: viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp tuổi thiếu niên; chấn thương dây chằng, gân, sụn (trong thể thao); viêm hoạt dịch, viêm và đau gân; viêm mô tế bào (phá hủy collagen); rối loạn thoái hóa collagen; thoái hóa cột sống; gút.

Không được dùng chondroitin cho người đang cần tạo tân mạch như: trẻ em, nữ muốn có thai hoặc đang mang thai nuôi con bú, người bị tai biến mạch, mới trải qua phẫu thuật lớn, mới bị bỏng diện rộng, vận động viên cần phát triển cơ bắp (cử tạ, tập thể hình).

Trong điều trị thoái hóa khớp, có thể dùng đơn thuần 250mg chodroitin sulfat (tương đương với 17,5mg muối natri); còn khi dùng phối hợp với glucosamin thì có thể với liều khác nhau tùy theo sự phối hợp. Trong sản phẩm phối hợp, còn có thể cho thêm MSM (methyl sulfonyl methan) nhằm làm tăng hiệu quả của hai chất trên đồng thời tăng khả năng cung cấp máu cho các mô, làm giảm co thắt, giảm đau. Ngoài ra, cũng còn có thể cho thêm các chất chống oxy hóa như các enzyme (suferoxid dimutase, catalase, glutasthion, peroxide) betacaroten, CoQ10., N-acetyl cystein, diphenyllamin nhằm làm chậm quá trình lão hóa, giúp cho xương khớp khỏe mạnh.

Hyaluronat sodium (hyazin)

Là chất cao phân tử chiết xuất từ mào gà trống, Hyaluronat chống thoái hóa khớp do ức chế sự phân hủy protein kết khối với các proteoglycan (chất nền của sụn), thúc đẩy sinh tổng hợp tế bào sụn khớp; đồng thời làm giảm đau (do giảm PGE, bradykinin, ức chế cảm thụ đau), kháng viêm (do ngăn cản sinh PGE, ngăn cản tác dụng của cytokin).

Hyaluronat được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy: với người bệnh trên 40 tuổi, đau khớp gối có gai xương, giảm dịch khớp cơ năng hoặc cứng khớp, sau 5 tuần điều trị với NSAIDs và paracetamol nếu có kết hợp thêm hyaluronat (mỗi tuần 25mg trong 5 tuần) thì có 93% người bệnh hết đau, trong khi ở nhóm không kết hợp với hyaluronat chỉ có 10% người bệnh hết đau (Thái Thị Hồng Anh – 2005). Trước đây cho cho rằng, việc tiêm corticoid vào khớp thúc đẩy quá trình phá hủy khớp, teo cơ. Nay nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình này là tiến triển tự nhiên của bệnh chứ không phải do tiêm corticoid vào khớp. Trong khi chưa có thuốc chữa khỏi (trừ việc thay thế khớp, chi phí cao) thì việc tiêm corticoid, hyaluronat vào khớp đáp ứng được mong mỏi của người bệnh (cải thiện triệu chứng, an toàn, chi phí thấp). Hyalurnat dung nạp tốt, chỉ gây đau ở chỗ tiêm (30%) mệt mỏi (17%) đỏ sưng tại chỗ nhẹ, không kéo dài. Không dùng cho người quá mẫn cảm với thuốc.

Tiêm hyaluronat và corticoid trực tiếp vào khớp là liệu pháp tốt song chỉ được chỉ định khi dùng NSAIDs không có hiệu quả (bệnh nặng), không được chỉ định trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn hay da tại chỗ tiêm bị nhiễm khuẩn và chỉ được thực hiện tại bệnh viện (nơi có thầy thuốc chuyên khoa, có kỹ thuật viên có kiến thức giải phẫu, có tay nghề tốt để tiêm đúng vào vị trí cần, có trang bị tốt, có đảm bảo điều kiện vô khuẩn), không được thực hiện tại nhà hay tại cơ sở y tế tuyến dưới không đạt tiêu chuẩn này vì dễ xảy ra tai biến.

Gọi 0901568414 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHỦ ĐẦU TƯ

Đăng Ký Tư Vấn